Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam giới và cách quản lý

Tuổi Chiều cao chuẩn Cân nặng dựa trên mức BMI chuẩn
1 75.7 cm 9.6 kg
1.5 82.3 cm 10.9 kg
2 87.1 cm 12.2 kg
2.5 91.9 cm 13.3 kg
3 96.1 cm 13.3 kg
3.5 99.9 cm 14.3 kg
4 103.3 cm 15.3 kg
4.5 106.7 cm 16.3 kg
5 110 cm 17.3 kg
5.5 112.9 cm 18.3 kg
6 116 cm 19.4 kg
6.5 118.9 cm 20.5 kg
7 121.7 cm 21.7 kg
7.5 124.5 cm 22.9 kg
8 127.3 cm 24.1 kg
8.5 129.9 cm 25.4 kg
9 132.6 cm 26.7 kg
9.5 135.2 cm 28.1 kg
10 137.8 cm 31.2 kg
10.5 140 cm 32.5 kg
11 143.1 cm 34.6 kg
11.5 145.5 cm 36.4 kg
12 149.1 cm 38.9 kg
12.5 151.9 cm 41.1 kg
13 156 cm 44.3 kg
13.5 159.1 cm 47.1 kg
14 163.2 cm 50.6 kg
14.5 165.8 cm 53.1 kg
15 169 cm 56.6 kg
15.5 170.8 cm 58.6 kg
16 172.9 cm 61.3 kg
16.5 174 cm 63.0 kg
17 175.2 cm 64.8 kg
17.5 175.7 cm 66.1 kg
18 176.1 cm 67.3 kg
18.5 176.4 cm 68.2 kg
19 176.5 cm 69.2 kg

2. Bảng cân nặng chuẩn theo chiều cao

Tỉ lệ cân nặng và chiều cao của nam bao nhiêu là chuẩn?

Tỉ lệ cân nặng và chiều cao của nam giới (hay còn gọi là BMI) là một chỉ số được tính bằng cách lấy khối lượng của một người chia cho bình phương chiều cao của người đó. Cụ thể:

Trong đó:

  • Cân nặng: Tính theo đơn vị kilogram (kg);
  • Chiều cao: Tính theo đơn vị mét (m).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu BMI của bạn nằm trong khoảng từ 18.5 đến 24.99, nghĩa là hình thể của bạn đạt tiêu chuẩn chiều cao cân nặng nam và được xem là có tỉ lệ cân đối. Ngược lại, nếu:

  • BMI <16: Bạn thuộc nhóm Gầy độ 3;
  • 16=<BMI=<16.99: Bạn thuộc nhóm Gầy độ 2;
  • 17=<BMI=<18.49: Bạn thuộc nhóm Gầy độ 1;
  • 25=<BMI=<29.99: Bạn thuộc nhóm Tiền béo phì;
  • 30=<BMI=<34.99: Bạn thuộc nhóm Béo phì độ 1;
  • 35=<BMI=<39.99: Bạn thuộc nhóm Béo phì độ 2;
  • 40=<BMI: Bạn thuộc nhóm Béo phì độ 3.

Bên cạnh cách tính BMI truyền thống, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các Công cụ Tính BMI trực tuyến tại đây hoặc tại đây để tiết kiệm thời gian hơn. Bạn chỉ cần cung cấp cho trang web các thông tin về Tuổi tác (Age), Giới tính (Gender), Chiều cao (Height) và Cân nặng (Weight) thì trang web sẽ tự tính toán ra chỉ số BMI và đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của bạn.

Ví dụ, một nam thanh niên 25 tuổi có chiều cao là 165cm, cân nặng là 85kg thì sẽ có chỉ số BMI là 31.2. Bên cạnh thông số BMI, Công cụ tính BMI trực tuyến còn đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của người này thuộc nhóm “Obese Class I” (Béo phì độ 1).

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn có áp dụng cho tất cả nam giới không?

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam theo WHO không thể áp dụng được cho tất cả nam giới. Nguyên nhân là bởi:

  • Có sự khác biệt về chủng tộc: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam theo WHO được xây dựng dựa trên dữ liệu nghiên cứu và thống kê từ hàng triệu nam giới ở 6 quốc gia Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Hoa Kỳ. Vì thế, dữ liệu này có sự sai số nhất định (dù không quá đáng kể) khi áp dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của nam giới Việt Nam.
  • Chỉ số BMI vẫn có điểm hạn chế: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn nam theo WHO được phát triển dựa trên chỉ số BMI dù đây không phải là chỉ số áp dụng được cho tất cả mọi người. Nguyên nhân là bởi chỉ số BMI không phân biệt được trọng lượng mỡ, trọng lượng cơ bắp mà chỉ nhận biết được trọng lượng cơ thể.

Ví dụ, một nam vận động viên có cân nặng 85kg và chiều cao 1.85m có thể được xem là Tiền béo phì vì BMI của anh ấy là 24.8 (vượt ngưỡng 25), nhưng thực tế, anh ta lại có một hình thể rất săn chắc với khối lượng lớn cơ bắp lớn và tỉ lệ mỡ thấp.

Vì thế, để đánh giá khách quan tính cân đối của hình thể, bên cạnh chỉ số BMI, bạn nên kết hợp sử dụng thêm các chỉ số khác để kiểm soát cân nặng hiệu quả như số đo vòng eo, tỷ lệ eo-hông (WHR), tỷ lệ vòng eo trên chiều cao, tỷ lệ cơ bắp, khối lượng lean body mass, tỉ lệ mỡ cơ thể, v.v…

Chiều cao và cân nặng của nam lệch chuẩn có sao không?

Chiều cao và cân nặng lệch chuẩn CÓ THỂ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Cụ thể:

1. Với nam giới thừa cân – béo phì

Nam giới thừa cân – béo phì phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Bệnh tim mạch: Nam giới béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành, suy tim và cao huyết cao hơn người bình thường lần lượt là 28%, 49% và 75%.
  • Bệnh tiểu đường: Thừa cân – béo phì là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường của khoảng 80 – 90% bệnh nhân tiểu đường hiện nay.
  • Bệnh gan: Theo nghiên cứu, có khoảng 90% bệnh nhân béo phì có biểu hiện bất thường về mô học của gan. Một phần ba trong số đó bị tế bào mỡ xâm chiếm hơn một nửa lá gan, thể hiện qua các căn bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ xơ hóa tĩnh mạch cửa và xơ gan.
  • Bệnh xương khớp: Bệnh béo phì làm tăng nguy cơ gây viêm khớp, thấp khớp. Theo báo cáo của Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ, những người bị béo phì có nguy cơ bị viêm khớp và cần phải thay khớp gối cao gấp 20 lần so với những người bình thường.
  • Rối loạn hô hấp: Nam giới béo phì thường mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, gây rối loạn hô hấp và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Theo báo cáo, có khoảng 40% người béo phì bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ và 70% bệnh nhân bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ bị béo phì.

2. Với nam giới nhẹ cân

Nam giới nhẹ cân thường có nguy cơ mắc phải các bệnh lý như:

  • Xương giòn và dễ gãy: Theo nghiên cứu, chỉ số khối cơ thể thấp làm tăng đáng kể nguy cơ bị gãy xương hông ở nam giới, đặc biệt ở nam giới gầy toàn thân nhưng bị béo phần bụng.
  • ‍Suy dinh dưỡng: Người thiếu cân có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Điều này là do chế độ dinh dưỡng của họ bị thiếu hụt cả chất và lượng để cơ thể hoạt động tối ưu. Các triệu chứng cảnh báo sớm bệnh suy dinh dưỡng thường là cảm giác thường xuyên mệt mỏi, uể oải, yếu ớt, mất tập trung, tóc rụng nhiều, da khô và nhợt nhạt,…
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Nghiên cứu cho thấy, thiếu cân làm suy giảm hệ miễn dịch và làm gia tăng đáng kể nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm trùng. Vì thế, những người thiếu cân thường bị ốm thường xuyên hơn và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục hơn người bình thường.
  • Tăng tỉ lệ tử vong: Nam giới nhẹ cân thường có nguy cơ bị tử vong (từ mọi nguyên nhân) cao hơn gấp 4 lần so với người khỏe mạnh. Nguyên nhân là bởi, nam giới nhẹ cân thường có sức đề kháng kém và khả năng hồi phục sau bệnh tật rất thấp.

Vì thế, dù bạn thuộc nhóm nhẹ cân, thừa cân hay béo phì thì sức khỏe của bạn cũng đang thực sự gặp nguy hiểm. Tốt nhất, bạn hãy nhanh chóng điều chỉnh số đo của mình về gần các mốc chiều cao cân nặng chuẩn nam theo WHO để đề phòng bệnh tật và gia tăng tiên lượng sống cho bản thân.

Tại sao nam giới cần theo dõi chiều cao và cân nặng?

Nam giới cần theo dõi chiều cao và cân nặng vì thông qua việc tính chỉ số BMI và đối chiếu số đo của bản thân với bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam, bạn hoàn toàn có thể:

  • Đánh giá được tình trạng sức khỏe của bản thân: Bạn sẽ nhận ra hình thể của mình đang quá cao hay quá thấp, quá mập hay quá ốm so với các thông số chuẩn để từ đó, xây dựng được một kế hoạch cải thiện cân nặng phù hợp với thể trạng của bản thân.
  • Lên kế hoạch cải thiện cân nặng: Nếu bạn thuộc nhóm Gầy, bạn cần lên kế hoạch tăng cân và ngược lại, nếu bạn thuộc nhóm Tiền béo phì hoặc béo phì, bạn cần lên kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt.
  • Ngăn ngừa bệnh tật: Việc phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe như béo phì, nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng có thể giúp bạn lên kế hoạch cải thiện cân nặng từ sớm để đề phòng bệnh tật trước khi quá muộn.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng ở nam?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng ở nam giới. Trong đó, có 5 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cân nặng chuẩn của nam giới trưởng thành là:

1. Di truyền

Theo Tạp chí Khoa Học Hoa Kỳ, gen di truyền có khả năng quyết định từ 60 – 80% chiều cao của một người trưởng thành. Ở Mỹ, Úc và Phần Lan, hệ số di truyền của chiều cao được ước tính lần lượt là 80%, 80% và 78% đối với đàn ông trưởng thành. Tuy nhiên, ở các nước thuộc khu vực Châu Á như Việt Nam và Trung Quốc, chỉ có khoảng 65% chiều cao của nam giới trưởng thành là được quyết định bởi gen di truyền.

Hiểu đơn giản, quan niệm “cha mẹ cao thì sinh con cao, cha mẹ thấp thì sinh con thấp” không phải là một chân lý luôn luôn đúng tại các nước Châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Vì thế, nếu bạn chưa có được một chiều cao như ý, hãy cố gắng cải thiện dinh dưỡng, lối sống và chế độ vận động để có được một số đo lý tưởng, đạt chuẩn chiều cao cân nặng chuẩn của nam theo WHO.

2. Giới tính

Nam giới vì có lượng hóc môn testosterone cao hơn nữ giới nên thường có khung xương lớn hơn, cơ bắp nhiều hơn; từ đó, khiến chiều cao và cân nặng hoàn toàn vượt trội hơn so với nữ. Tính đến năm 19 tuổi, nam giới trưởng thành có thể cao hơn một bạn nữ cùng tuổi từ 12 – 14cm và trọng lượng nặng hơn từ 10 – 14kg.

Mặt khác, nam giới thường có thể tích khoang bụng và tiết diện ruột lớn hơn nên có thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nữ giới. Vì thế, nam giới thường có xu hướng ăn nhiều hơn và dễ dàng cải thiện chiều cao, cân nặng và vóc dáng hơn so với nữ.

3. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng từ 20 – 40% sự phát triển chiều cao và cân nặng của nam giới trưởng thành. Dinh dưỡng không tốt có thể gây ra hiện tượng thấp lùn, còi cọc, suy dinh dưỡng, kém phát triển chiều cao và cân nặng ở nam giới trưởng thành. Chẳng hạn, một chế độ ăn:

  • Thiếu protein: Sẽ khiến nam giới bị mất dần khối lượng cơ bắp, gia tăng tỉ lệ mỡ và có thể gây sa sút cân nặng;
  • Thiếu canxi, phốt pho và Vitamin D: Sẽ khiến nam giới bị mất đi mật độ khoáng chất trong xương, dẫn đến chứng còi xương, loãng xương và thấp lùn hơn so với chiều cao cân nặng chuẩn của nam;
  • Thiếu vitamin và khoáng chất: Sẽ khiến nam giới bị suy yếu hệ miễn dịch, thường xuyên mắc các bệnh vặt và bị hạn chế hấp thu dinh dưỡng nên dù có ăn nhiều vẫn không thể chinh phục các số đo chiều cao cân nặng chuẩn của nam giới.

4. Vận động

Vận động thường xuyên có thể kích thích tuyến yên tiết ra nhiều hóc môn tăng trưởng GH (Growth Hormone), hỗ trợ “đốt cháy” mỡ thừa, gia tăng tỉ lệ cơ bắp và cải thiện mật độ khoáng chất xương,… giúp nam giới dễ dàng chinh phục được các thông số chiều cao cân nặng chuẩn của nam theo tiêu chuẩn WHO.

Nghiên cứu cho thấy, các hoạt động thể chất – dù ở cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây – hay các bài tập kháng lực cần gắng sức với tạ đều có thể giúp nam giới trưởng thành cải thiện chiều cao và cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên, các vận động thể chất nặng như tập thể hình hoặc cử tạ chỉ nên được thực hiện khi nam giới đã bước qua độ tuổi 19 và được hướng dẫn bởi chuyên gia.

5. Chế độ sinh hoạt

Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động, chế độ sinh hoạt cũng có ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của nam giới, chẳng hạn như:

  • Giấc ngủ: Ngủ đủ giấc là điều kiện tiên quyết để bạn có thể đạt được các số đo chiều cao cân nặng chuẩn của nam giới. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ có thể tiết ra hormone tăng trưởng nhiều hơn, giúp cải thiện chiều cao và cân nặng. Ngược lại, nếu ngủ thiếu giấc, nam giới có thể gia tăng nguy cơ bị thấp lùn, còi cọc, chậm tăng cân, ngừng tăng cân hay thậm chí là sa sút cân nặng.
  • Thói quen uống r

Related Posts