Cách Làm Bàn Bóng Bàn – Cách Làm Mới Bàn Bóng Bàn Tại Nhà

Bạn đã từng nghĩ bạn có thể tự mình làm bàn bóng bàn tại nhà chưa? Nghe có vẻ không tưởng nhỉ?

Vậy hãy để chúng tôi tiết lộ cho bạn cách tự làm bàn bóng bàn tại nhà rất đơn giản thông qua bài viết dưới đây.

1. Kích Thước Bàn Bóng Bàn Tiêu Chuẩn

Trước khi bắt tay vào việc chế tạo một chiếc bàn, bạn cần hiểu rõ kích thước bàn bóng bàn tiêu chuẩn để có thể chọn một không gian lắp đặt bàn phù hợp nhất.

Kích thước bàn bóng bàn theo tiêu chuẩn của Liên Đoàn Bóng Bàn Quốc Tế ITTF được quy định như sau:

  • Chiều dài bàn là 2740mm.
  • Chiều rộng bàn là 1525mm.
  • Chiều cao bàn là 760mm.
  • Chiều cao lưới đánh bóng là 152.5mm.
  • Phần nhô ra của lưới là 152.5mm.

>>> Xem thêm chi tiết về kích thước tiêu chuẩn của bàn bóng bàn – vợt bóng bàn – sân chơi bóng bàn!

2. Cách Tự Làm Bàn Bóng Bàn Bằng Bê Tông

Cách làm bàn bóng bàn bằng bê tông bao gồm hai bước là thiết kế hình dạng bàn và sơn mặt bàn. Cụ thể như sau:

2.1. Thiết Kế Bàn

Bàn bóng bàn bằng bê tông được cấu tạo từ hai phần chính là mặt bàn và chân bàn. Mặt bàn được tạo thành hình chữ nhật với kích thước tiêu chuẩn là 2740x1525x760mm.

Chân bàn có chiều cao tiêu chuẩn là 760, và có thể thiết kế theo nhiều khung khác nhau tùy theo sở thích của bạn. Ví dụ như:

  • Khung đỡ hình chữ H.
  • Khung đỡ hình chữ U.
  • Khung đỡ hình thang.
  • V.v…

>>> Thưởng thức ngay những hình ảnh bóng bàn đẹp – độc – lạ đã được lưu trữ từ xa xưa sẽ khiến bạn ngạc nhiên!

Sau khi tạo khung cốt của bàn, bạn chỉ cần đổ bê tông vào phần chân và thân bàn là hoàn thành. Quan trọng là bạn nên đổ từng phần riêng biệt, không đổ cùng một lúc.

Đặc biệt, bạn cần xác định vị trí cố định cho bàn và đổ bê tông gần hoặc tại vị trí này. Điều này giúp bạn tránh việc phải di chuyển và giảm nguy cơ hư hỏng khi lắp ghép các bộ phận sau này.

>>> Tìm hiểu các loại vật liệu làm mặt bàn bóng bàn và cách sửa bàn đánh tại nhà một cách đơn giản và hiệu quả!

Khi làm bàn bóng bàn, phần mặt bàn cần đảm bảo độ dày chuẩn. Thông thường, mặt bàn bóng bàn được làm từ gỗ MDF hoặc nhựa với độ dày từ 18mm – 30mm.

Tuy nhiên, với mẫu bàn bóng bàn bằng bê tông, độ dày mặt bàn sau khi đổ bê tông cần từ 50mm – 80mm. Do đó, cốt thép làm bàn cũng cần đảm bảo và có độ bền tốt.

2.2. Sơn Mặt Bàn

Việc sơn mặt bàn bóng bàn có tác động lớn đến chất lượng sử dụng của bàn. Để sơn mặt bàn bóng bàn, bạn cần:

2.2.1. Mài Bề Mặt Bàn Bóng Bàn

Sau khi đổ bê tông, bạn cần cho bề mặt bàn khô hoàn toàn trong ít nhất 6 ngày. Từ ngày thứ 7, bạn có thể tiến hành các bước mài nhẵn và sơn mặt bàn.

Để mài nhẵn bề mặt bàn, bạn nên:

  • Sử dụng đá mài chuyên dụng để loại bỏ các tạp chất có thể làm ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bột bả hoặc sơn bề mặt sau này.
  • Sử dụng giấy nhám để làm phẳng bề mặt và làm sạch bụi.

>>> Xem ngay hướng dẫn chi tiết cách làm máy bắn bóng bàn tự chế tại nhà mà bạn có thể thực hiện!

2.2.2. Sơn Mặt Bàn

Khi làm bàn bóng bàn, việc sơn cho mặt bàn rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp sơn và sự chuẩn xác của bàn.

  • Trước khi sơn mặt bàn, nếu thấy bề mặt bàn quá khô, hãy làm ẩm nó bằng cách sử dụng bàn cọ lăn qua mặt bàn cùng với nước sạch.
  • Sau đó, sử dụng sơn ban và thực hiện lớp sơn đầu tiên trên mặt bàn. Để khô khoảng 2 giờ và sử dụng giấy nhám để làm phẳng bề mặt.

2.2.3. Sơn Lót

Khi sơn lót cho bàn, hãy đảm bảo không để bề mặt bàn bám bụi hoặc bị bẩn. Điều này giúp tránh trường hợp sơn bị bong và yêu cầu phải sơn lại từ đầu.

2.2.4. Sơn Hoàn Thiện

Khi sơn lớp sơn hoàn thiện, hãy chọn màu sơn không quá sáng và có thể tạo độ bóng. Lựa chọn màu xanh thẫm hoặc đen là một lựa chọn tốt.

>>> Tham khảo kinh nghiệm mua bàn bóng bàn cũ giá rẻ để lựa chọn một chiếc bàn chất lượng và bền bỉ!

2.2.5. Vẽ Viền Bàn Đánh

Sử dụng giấy để che đi các phần mặt bàn xung quanh và hai bên bàn bóng bàn. Mục đích là tránh việc sơn viền tràn ra mặt bàn.

Bạn nên sử dụng sơn viền màu trắng và thực hiện một lớp sơn duy nhất. Sau khi sơn khô, bạn có thể lắp lưới đánh và chiếc bàn đánh bóng bàn của bạn sẽ sẵn sàng sử dụng.

>>> Xem ngay gợi ý để chọn loại bàn bóng bàn tốt nhất giúp bạn dễ dàng lựa chọn một chiếc bàn tốt để có những trải nghiệm chơi tuyệt vời!

=>> Như vậy, với những bước làm bàn bóng bàn đã được mô tả ở trên, bạn đã có thể sở hữu một chiếc bàn đánh tự chế khá “chất” có thể sử dụng để giải trí cùng gia đình, bạn bè hoặc thực hiện các kỹ thuật tập luyện căn bản ngay tại nhà.

3. Cách Làm Bàn Bóng Bàn Mini Bằng Gỗ

Cách làm bàn bóng bàn mini bằng gỗ đơn giản và dễ thực hiện hơn. Đặc biệt phù hợp với các gia đình sống tại chung cư, không có không gian rộng lớn.

Bạn có thể tự làm một chiếc bàn bóng bàn mini nhỏ gọn và dễ dàng tháo lắp với những vật liệu sau:

  • Một tấm ván gỗ (MDF, MFC, OKAL) có kích thước 120cm x 60cm, độ dày từ 9mm trở lên.
  • Chân bàn xếp bằng sắt.
  • Giấy Decal trắng, bút sơn Uni trắng, 2 cọc inox chữ F, lưới.

>>> Tham khảo một số mẫu bàn bóng bàn xếp gọn tiện lợi để tập luyện hoặc giải trí cùng gia đình mỗi ngày!

Cách làm bàn bóng bàn mini bao gồm các bước sau:

  • Dán viền các cạnh của tấm ván. Sau đó, dán giấy Decal trắng xung quanh mặt bàn với độ rộng từ 1 – 5mm.
  • Sử dụng bút sơn Uni kẻ đường trắng để tạo đường phân cách trên mặt bàn.
  • Sử dụng vải trắng và vải xanh dương để dán viền cho lưới đánh bóng. Đồng thời, đục 4 lỗ góc và gắn cọc inox để lắp lưới.
  • Gắn tấm gỗ lên chân bàn xếp. Vậy là bạn đã hoàn thành và có thể sử dụng ngay chiếc bàn bóng bàn mini của mình.

4. Cách Sửa Chữa Bàn Bóng Bàn Cũ

Nếu bạn chưa đủ điều kiện mua một chiếc bàn bóng bàn mới, bạn hoàn toàn có thể “tân trang” lại chiếc bàn đánh cũ bằng cách sơn lại bề mặt bàn. Các bước thực hiện như sau:

4.1. Làm Sạch Bàn Bóng Bàn Cũ

  • Đối với các bàn có bề mặt bị bẩn, bạn nên dùng một miếng vải mềm nhúng nước, vắt khô và lau sạch bề mặt. Sau đó, để bàn tự khô hoặc sử dụng quạt phía trên.
  • Nếu bàn bị trầy xước nhỏ, sử dụng giấy nhám nhẹ để chà nhẹ các vết bẩn. Hãy nhẹ nhàng để không làm hỏng bàn. Sau đó, dùng khăn ẩm lau sạch bụi và để bàn khô.

>>> Dừng lại. Xem cách dán mặt bàn bóng bàn bằng keo sữa và cách chọn mút vợt phù hợp nếu bạn muốn làm mới cây vợt của mình!

Lưu ý, tuyệt đối không đặt bàn dưới ánh nắng mặt trời để khô. Điều này có thể làm hỏng bàn của bạn nhanh chóng.

4.2. Sửa Chữa

Trong trường hợp bàn bị nứt hoặc có những lỗ nhỏ trên bề mặt, hãy sửa chữa bằng gỗ cứng. Sau đó, sử dụng giấy nhám để làm phẳng các bề mặt bị nứt hoặc phồng.

4.3. Sơn Mới

Việc sơn lại bề mặt bàn bóng bàn là công việc kỹ thuật và cần cẩn thận. Để không ảnh hưởng đến độ nảy của bàn, bạn cần thực hiện việc sơn mới theo các bước sau:

  • Chọn sơn có màu tối để tránh bị lóa hoặc chói trên bề mặt bàn. Hãy chọn sơn xanh thẫm, xanh ghi, v.v… Tránh sử dụng sơn mờ hoặc sơn có khả năng phản chiếu ánh sáng. Nên sử dụng sơn phun xịt thay vì sơn cọ hoặc sơn cuộn.
  • Phủ lớp sơn mỏng. Đợi lớp sơn đầu tiên khô hoàn toàn trước khi thực hiện lớp sơn thứ hai.
  • Tiếp tục phủ thêm các lớp sơn và kiểm tra độ nảy của bóng. Bóng nên có độ nảy từ 23 – 26cm khi thả rơi từ độ cao 30cm.
  • Vẽ viền cho bàn. Hãy vẽ một cách cẩn thận để không có sự khác biệt khi chạm vào phần viền so với các điểm khác trên bề mặt bàn. Viền phải có độ rộng là 20mm và viền nửa bàn là 3mm.

>>> Tham khảo ngay địa chỉ mua bàn bóng bàn uy tín trên toàn quốc để lựa chọn một chiếc bàn chất lượng và giá ổn định!

5. Kết Luận

Bây giờ, bạn đã có thể chuẩn bị vật liệu và tự chế tạo một chiếc bàn bóng bàn, và đặc biệt là cải thiện chiếc bàn cũ của bạn với các hướng dẫn trên.

Tuy nhiên, trong trường hợp mặt bàn bóng bàn bị trầy xước và hư hỏng nặng, không thể sửa chữa bằng cách sơn lại, bạn nên xem xét việc mua một chiếc bàn mới hoàn toàn. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho việc sửa chữa.

>>> Xem ngay các lưu ý khi mua máy bắn bóng cũ mà bạn không thể bỏ qua!

>>> Nếu không có thời gian để tự làm một chiếc bàn mới, hãy xem ngay các mẫu bàn bóng bàn chính hãng, giá cả phải chăng từ 3.000.000 VNĐ/bộ.

Related Posts