Điền kinh thế giới: Bao giờ có ‘tia chớp’ mới?

Tuy vậy, khá khiển cưỡng khi gọi Kerley theo cách mà cả làng thể thao từng mô tả về Usain Bolt. “Người chạy nhanh nhất thế giới” ở năm 2022 lại chậm hơn “người chạy nhanh nhất thế giới” trong lịch sử đến tận gần 0,3 giây.

Ngưỡng giới hạn Usain Bolt

Năm 2009 trên đất Đức, Usain Bolt tạo nên một cột mốc trong lịch sử phát triển của nhân loại khi về đích đường chạy 100m Giải vô địch thế giới với thời gian 9,58 giây. Từ đó trở đi, “9,58 giây” trở thành một con số biểu tượng cho sự đột phá của con người, là ngưỡng giới hạn của tốc độ…

Sau 13 năm, làng điền kinh tốc độ vẫn chưa xuất hiện một cái tên nào có thể theo kịp bước chạy của Usain Bolt. Năm 2017, ở giải thế giới cuối cùng mà “tia chớp” còn tham dự, Justin Gatlin vượt mặt anh để về nhất với thời gian 9,92 giây.

2 năm sau, Christian Coleman cải thiện thành tích đáng kể khi giành chiến thắng với thời gian 9,76 giây. Nhưng rồi sau 3 năm, mốc thời gian để trở thành người chạy nhanh nhất hành tinh lại tăng lên thành 9,88 giây. Sau đó, Marcel Jacobs giành HCV Olympic Tokyo với thời gian 9,80 giây.

Vì sao kỷ lục của Usain Bolt vẫn đứng vững?

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, tại sao một kỷ lục của Usain Bolt lại tồn tại lâu đến vậy? Đó là một câu hỏi đã được đặt ra trong suốt 10 năm qua và chưa có lời giải cụ thể.

Thậm chí giới khoa học còn từng đặt ra giả thiết rằng chứng… vẹo cột sống từ nhỏ đã biến Bolt thành một quái kiệt. Xương sống của Bolt hơi cong về bên phải, khiến đôi chân của anh có độ dài không đều nhau, vì thế việc lý giải cho tốc độ của Bolt trở nên khó khăn hơn với giới khoa học thể thao.

Từ năm 2010, nhiều trường đại học lớn ở phương Tây đã nghiên cứu về khả năng con người vượt qua kỷ lục của Bolt. Giáo sư Alun Williams của Đại học Manchester Metropolitan xác định được 23 đặc điểm về gen có thể cải thiện được hiệu suất thể thao. Theo đó, xác suất để một người có bộ gen hoàn hảo là 1 trên 1.212 nghìn tỉ.

Tất nhiên, đó là xác suất để tìm ra một VĐV “hoàn hảo trong mọi môn thể thao”. Để tìm ra người nhanh hơn Usain Bolt không khó khăn đến thế, về phương diện di truyền. Một số nghiên cứu khác cho rằng sức mạnh cơ bắp của loài người đủ để thúc đẩy chúng ta chạy với tốc độ 65km/h, tương đương chạy 100m chỉ trong 5,54 giây.

Ngoài Bolt, vẫn còn những kỷ lục chưa bị phá

Thậm ra, kỷ lục chạy 100m và 200m (19,19 giây, cũng được lập ở giải thế giới năm 2009) của Bolt chưa phải tồn tại quá lâu trong làng điền kinh. Ở đường chạy của nữ, kỷ lục do Florence Joyner thiết lập đã tồn tại từ năm 1988 (10,49 giây với 100m và 21,34 giây với 200m).

Kỷ lục điền kinh ngoài trời tồn tại lâu nhất hiện nay là ở đường chạy 800m nữ, do VĐV người CH Czech Kratochvilova lập từ năm 1983 và đến nay vẫn chưa ai vượt qua được.

Trái lại, các kỷ lục ở cự ly marathon cứ khoảng vài ba năm lại bị phá một lần (với nội dung nam, đã có 8 kỷ lục được thiết lập trong 20 năm qua).

Related Posts