Việc nhảy ném rổ là một kỹ thuật quan trọng trong bóng rổ để ghi được nhiều điểm nhất.
Bạn đang xem: Tư vấn bóng rổ
Bóng rổ được tạo ra vào năm 1891 bởi tiến sĩ James Naismith (1861-1936), một giáo viên thể dục tại Học viện Springfield ở bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Các thuật ngữ trong bóng rổ thường được sử dụng bằng tiếng Anh, vừa là để các vận động viên trao đổi khi thi đấu trên sân, vừa là để huấn luyện viên thay đổi chiến thuật cho các cầu thủ.
Lebron James là một cầu thủ rất giỏi trong việc chặn bóng nhờ sức mạnh và khả năng đoán trước tuyệt vời.
Một pha lên rổ cơ bản không yêu cầu kỹ thuật cao nhưng cần độ chính xác tuyệt đối.
Dennis Rodman, cựu huyền thoại thi đấu cùng thời với Jordan, là một trong những cầu thủ chuyên bắt bóng và chặn bóng rất xuất sắc. Phong cách chơi bóng của ông đã trở thành hình tượng cho nhân vật Hanamichi trong bộ truyện tranh bóng rổ rất nổi tiếng là Slam Dunk.
Người bắt bóng và chặn bóng tốt có thể kiểm soát khu vực dưới rổ và có thể điều chỉnh trận đấu.
Trong thời gian chơi ở NBA, Shaquille O’Neal đã sử dụng lợi thế về hình thể và sức mạnh của mình để chơi rất hiệu quả. Ông cao 2,16m, số giày 22 US và nặng khoảng 147kg. Ông đã chơi cho nhiều đội bóng, bao gồm:
- 1992-1996 Orlando Magic
- 1996-2004 Los Angeles Lakers
- 2004-2008 Miami Heat
- 2008-2009 Phoenix Suns
- 2009-2010 Cleveland Cavaliers
- 2010-2011 Boston Celtics
Lợi thế về hình thể luôn là một điểm mạnh cho phong cách chơi bóng Post Move
Một tình huống tranh cướp bóng giữa Kobe và Lebron khi Kobe còn thi đấu
Trước đây, khi còn thi đấu, Allen Iverson được coi là một bậc thầy với kỹ thuật điêu luyện, sử dụng kỹ thuật Crossover rất thành thạo. Ngày nay, một số cầu thủ chơi ở vị trí hậu vệ như Jame Harden, Kyrie Iving và Stephen Curry cũng là những người có kỹ thuật tốt và thường xuyên sử dụng kỹ thuật này.
Thuật ngữ về cách chơi
- Jump shot: ném rổ (nhảy lên và ném bóng).
- Fade away: ném ngửa người về sau.
- Hook shot: giơ cao và ném bằng một tay.
- Layup: lên rổ (chạy đến gần rổ, nhảy lên và ném bóng bật bảng).
- Dunk/Slam dunk: úp rổ.
- Alley-oop: nhận đường chuyền trên không và ghi điểm (trực tiếp, cũng trên không).
- Dribble: dẫn bóng.
- Rebound: bắt bóng bật bảng.
- Block: chặn bóng trên không.
- Steal: cướp bóng.
- Break ankle: khi cầu thủ đang dẫn bóng thay đổi hướng đột ngột làm người phòng thủ mất thăng bằng và ngã.
- Tip in: khi bóng không vào rổ mà bật ra, thay vì bắt bóng bật bảng, cầu thủ dùng tay đẩy bóng trở lại vào rổ.
- Post move: cách đánh dùng vai để tiến vào sát rổ (thường bị phạm lỗi tấn công nếu không cẩn thận). Cách đánh này thường thấy ở các vị trí Trung phong (Center) và Tiền phong chính (Power Forward).
Thuật ngữ về chuyền bóng
- Assistance/Assist: hỗ trợ – pha chuyền bóng sau khi nhận bóng từ đồng đội để cầu thủ nhận bóng ghi điểm – cú chuyền này được gọi là pha hỗ trợ.
- Direct pass/Chest pass: chuyền thẳng vào ngực.
- Bounce pass: chuyền đập đất.
- Overhead pass: chuyền bóng qua đầu cầu thủ phòng ngự.
- Outlet pass: sau khi đội phòng thủ bắt được bóng (rebound), pha chuyền bóng ngay sau đó được gọi là outlet pass – hiếm khi nghe thấy.
- No look pass: chuyền chính xác mà không cần nhìn đồng đội đang ở đâu (thường do thi đấu ăn ý).
Các vị trí
- C: Center – Trung phong: Thường là cầu thủ cao nhất trong đội, có khả năng ghi điểm gần rổ. Di chuyển hạn chế, cần bắt bóng bật bảng, cản phá các pha tấn công của đối phương và mở đường cho đồng đội lên rổ. Người chơi ở vị trí này thường có thể hình lớn và không cần kỹ thuật điêu luyện như các vị trí khác.
- PF: Power Forward – Trung phong phụ/Tiền vệ chính: Được coi là người mạnh nhất trong việc tranh bóng và phòng thủ trong trận đấu. Họ chơi ở các vị trí cố định theo đúng chiến thuật của đội. Phần lớn nhiệm vụ của họ là ghi càng nhiều điểm càng tốt và thường là người chơi gần nhất với Trung phong (Center).
- SF: Small Forward – Tiền đạo: Cầu thủ có khả năng linh hoạt cao và ghi điểm ở cự ly trung bình.
- SG – PG: Shooting Guard – Point Guard – Hậu vệ: Cầu thủ không cần cao to nhưng có khả năng kiểm soát bóng và tổ chức tấn công tốt. Có thể ghi điểm từ cự ly xa 3 điểm.
Các loại phòng thủ phổ biến nhất
- Man-to-man defense: phòng thủ 1 kèm 1.
- Box one defense: 1 người kèm 1 người ném rổ chính, còn lại 4 người phòng thủ theo khu vực.
- Zone defense: phòng thủ khu vực.
- Triangle defense: phòng thủ tam giác.
Các thuật ngữ khác
- “Three-point play”: khi bị phạm lỗi trong tư thế tấn công trong khu vực 2 điểm nhưng vẫn ghi được điểm, cầu thủ được ném phạt 1 lần. 2 điểm ăn + 1 điểm nếu ném phạt thành công.
- “Four-point play” cũng tương tự như trên nhưng trong trường hợp ném 3 điểm. 3 điểm ăn + 1 điểm nếu ném phạt thành công. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
- Spin move: cách xoay người để thoát khỏi đối thủ.
- Euro step: kỹ thuật di chuyển zic-zac khi lên rổ để tránh sự truy cản của đối thủ.
- Crossover Dribble: kỹ thuật thoát khỏi đối thủ khi chuyển hướng đập bóng từ trái sang phải hoặc ngược lại, thường kết hợp với động tác dưới.
- Behind the Back & Between the Legs Crossover: kỹ thuật đập bóng qua sau lưng và qua giữa hai chân.
- Fast break: phản công nhanh (yêu cầu tốc độ cao và khả năng chuyền bóng tốt). Thường trong các tình huống này, phần sân bên đội đối thủ chỉ còn một hoặc hai cầu thủ phòng thủ và cầu thủ tấn công thường sử dụng các kỹ thuật như slam dunk để ghi điểm với khả năng ghi điểm cao nhất.
Nguyễn Trung Bách
Nguồn: https://regiepresse.com
Danh mục: Tin Thể Thao