Tư Vấn Mua Vợt Bóng Bàn Phù Hợp Cho Mọi Tay Vợt – Kinh Nghiệm Khi Mua Vợt Bóng Bàn

Việc mua và lựa chọn một chiếc vợt bóng bàn thực sự không đơn giản, ngay cả với những người đã chơi bóng bàn nhiều năm. Đối với những người mới chơi, việc này còn khó hơn.

Để mua được chiếc vợt bóng bàn phù hợp, nó phải phù hợp với lối chơi của người sử dụng. Để làm được điều này, bạn cần xác định rõ lối chơi của bản thân và có cách chọn vợt thích hợp.

Nếu bạn đang băn khoăn, hãy để Thể Thao Đông Á tư vấn và giúp bạn chọn mua vợt bóng bàn phù hợp và tốt nhất cho bạn nhé!

1. Tư vấn chọn vợt bóng bàn theo đối tượng?

1.1. Người mới chơi bóng bàn

Người mới chơi bóng bàn thường chưa có kỹ thuật và kỹ năng chơi tốt. Họ có thể làm hỏng vợt do va đập thường xuyên vào bàn đánh.

Do đó, người chơi nên chọn các mẫu vợt dán sẵn, có mức giá rẻ đến trung bình là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, nếu có điều kiện hoặc muốn dùng một mẫu vợt chất lượng tốt như vợt tự dán thì vẫn được.

>>> Tham khảo ngay các mẫu vợt bóng bàn tốt nhất hiện nay mà bạn không thể bỏ lỡ để sở hữu một chiếc vợt bóng bàn tốt nhất cho bản thân!

1.2. Người chơi nhiều năm

Với người chơi bóng bàn nhiều năm, mẫu vợt tự dán là được ưa chuộng hơn cả. Bởi, người chơi sẽ có nhiều lựa chọn hơn về mút vợt và cốt vợt phù hợp với lối đánh của bản thân.

Từ đó, giúp người chơi phát huy được sở trường và kỹ năng, chiến thuật tốt nhất của mình. Ngoài ra, việc linh hoạt thay đổi cấu trúc vợt đánh giúp người chơi thử sức đa dạng hơn và tạo sự mới mẻ trong lối chơi của bản thân.

2. Tư vấn chọn vợt bóng bàn theo lối chơi

Với mỗi lối chơi khác nhau, mặt vợt và mút vợt bóng bàn cũng cần được lựa chọn theo tiêu chí khác nhau. Dưới đây là những tư vấn chọn vợt bóng bàn theo lối chơi mà bạn có thể áp dụng:

2.1. Chọn cốt vợt

Cốt vợt được đánh giá là phần quan trọng nhất của vợt bóng bàn, bao gồm cán vợt và mặt vợt. Để chọn được cốt vợt phù hợp với từng lối chơi của mỗi cá nhân, bạn cần dựa vào 3 yếu tố chính là:

  • Trọng lượng.
  • Chất liệu và tốc độ.
  • Các thông số kỹ thuật của cốt vợt.

2.1.1. Chất liệu cốt vợt

Hiện nay, cốt vợt phần lớn được làm từ nhiều lớp gỗ dán, hoặc có sự kết hợp giữa gỗ với arylate, carbon, titanium,… Bạn có thể lựa chọn các mẫu cốt vợt được làm từ chất liệu khác nhau như:

  • Gỗ Yellow Aningre giúp cốt có độ kiểm soát tốt, thích hợp với người chơi phòng thủ và tấn công toàn diện.
  • Carbon phù hợp với những tay vợt có lối đánh nhanh, mạnh và bất ngờ.
  • Gỗ Ayous có trọng lượng nhẹ, phù hợp cho người chơi lâu năm, có kinh nghiệm và thích chơi tấn công.
  • Gỗ Planchonello giúp tăng tốc độ bóng, cốt vợt hỗ trợ tối ưu trường phái tấn công “bạo lực”.
  • Gỗ Limba cho cảm giác đánh đầm tay, kiểm soát bóng tốt, thích hợp cho lối chơi phòng thủ.

>>> Xem ngay 11+ mẫu vợt bóng bàn bán chạy nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo khi có ý định trang bị một chiếc vợt đánh mới!

Bên cạnh đó, sự phân bổ chất liệu ở mỗi lớp cốt vợt, số lớp, độ dày, độ cứng của cốt… cũng tạo nên điểm khác nhau giữa các loại vợt. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp tới lối chơi.

Do đó, nếu nhận được tư vấn chọn mua vợt bóng bàn từ các chuyên gia, bạn có thể hỏi kỹ về vấn đề này để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.

2.1.2. Trọng lượng và kích thước của vợt

Đối với người ưa chuộng lối chơi phòng thủ, các mẫu cốt vợt có trọng lượng và kích thước lớn là phù hợp hơn cả. Bởi các mẫu vợt này thường có độ kiểm soát bóng tốt và cực kỳ ổn định.

Ngược lại, với người chơi tấn công, cốt vợt có kích thước và trọng lượng nhỏ sử dụng bởi chúng có độ linh hoạt cao, dễ phản ứng và tạo ra các đường đánh mạnh, bất ngờ.

>>> Tìm hiểu ngay trọng lượng vợt bóng bàn và giải mã các thông số được xuất hiện trên cốt vợt mà bạn nên ghi nhớ để chọn được chiếc vợt đánh tốt nhất

2.1.3. Thông số tốc độ

Tốc độ vợt là yếu tố quan trọng khi chọn vợt. Thông thường, thông số tốc độ vợt được ghi trên cốt vợt theo thứ tự tăng dần là DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF và OFF+.

Các thông số này biểu thị cho lối đánh như sau:

  • OFF – Offensive thích hợp với lối chơi tấn công.
  • ALL – Allround thích hợp cho lối chơi toàn diện, có thể kết hợp tốt giữa phòng thủ và tấn công.
  • DEF – Defend thuộc lối chơi phòng thủ.

Trong tư vấn chọn vợt bóng bàn, người chơi theo lối tấn công nên sử dụng vợt có tốc độ đánh cao, dễ tạo ra các cú đánh xoáy, nhanh và mạnh để áp đảo và gây khó khăn cho đối thủ.

Ngược lại, người chơi theo lối đánh phòng thủ, nên chọn mẫu vợt tốc độ thấp nhưng lại có mức kiểm soát bóng tốt. Từ đó, người chơi sẽ làm ngược lại tình thế dựa vào kỹ năng cá nhân.

2.1.4. Các thông số khác

  • Độ nảy: Vợt có độ nảy cao thích hợp với người chơi tấn công và ngược lại.
  • Độ kiểm soát: là thông số có tỉ lệ nghịch với độ nảy. Người chơi phòng thủ sẽ chọn các mẫu cốt vợt có độ kiểm soát cao hơn người chơi tấn công.
  • Độ bám: càng nhiều thì càng dễ tạo xoáy cho các cú đánh. Do đó, phù hợp cho kỹ thuật đánh mút xoáy biến hóa, nhưng lại không phù hợp với vợt bóng bàn có mút gai công và phản xoáy.
  • Cảm giác tiếp xúc bóng: Cốt đánh mềm giúp hỗ trợ tốt kỹ thuật giật biến hóa xoáy (phòng thủ), trái lại cảm giác cứng sẽ phù hợp hơn với kỹ thuật bạt/giật bạo lực và tốc độ (tấn công).

2. Chọn mút vợt

Để chọn được vợt bóng bàn phù hợp và tốt nhất cho lối đánh, không thể bỏ qua đánh giá mút vợt bóng bàn. Dựa vào lối chơi của mình, tay vợt có thể lựa chọn các mẫu mút vợt dưới đây:

  • Mút vợt trơn có khả năng tạo độ xoáy bóng tốt, phù hợp với tất cả các lối chơi tấn công và phòng thủ.
  • Mút vợt gai ngắn và dài phù hợp để giới hạn độ xoáy của các cú đánh tấn công từ đối thủ. Từ đó, tạo ra các cú đánh với đường đi bất ngờ. Mút vợt này phù hợp với người chơi tấn công.

>>> Nếu đã chọn được mút vợt và cốt vợt phù hợp, hãy xem ngay cách dán mặt bóng bàn bằng keo sữa để có thể hoàn thiện một chiếc vợt đánh dành riêng cho mình nhé!

Người chơi theo lối tấn công nên lựa chọn mút vợt có độ dày từ 1.5 – 3mm. Ngược lại, bạn sẽ được tư vấn chọn vợt bóng bàn có độ dày trong khoảng 1 – 1.5mm nếu là người chơi thuộc trường phái phòng thủ.

3. Những sai lầm thường gặp khi mua vợt bóng bàn

Dù là người chơi bóng bàn lâu năm, nhưng sẽ có không ít người vẫn mắc phải những sai lầm cơ bản khi chọn mua vợt bóng bàn. Bạn có biết những sai lầm phổ biến đó là gì không?

3.1. Lựa chọn vợt dựa trên các thông số cao

Trên thực tế, có không ít người cảm thấy mơ hồ với các thông số được in trên vợt. Hãy nhớ rằng, không phải vợt bóng bàn có các thông số càng cao thì vợt sẽ có chất lượng càng tốt.

Vấn đề quan trọng ở đây là bạn cần xác định lối đánh của mình để chọn cốt vợt phù hợp. Sau đó, hãy tìm hiểu ý nghĩa của các thông số trên cốt vợt thông qua các website, diễn đàn, sự tư vấn của các chuyên gia hoặc các cửa hàng bán dụng cụ bóng bàn chuyên dụng.

Bạn có thể gọi điện thoại vào số 0976.066.222 hoặc để lại bình luận dưới bài viết để nhận được tư vấn hoàn toàn miễn phí nếu bạn vẫn còn thắc mắc và chưa biết chọn mẫu vợt nào phù hợp với lối chơi của mình!

3.2. Cho rằng vợt càng đắt thì càng tốt

Có không ít người chơi có suy nghĩ rằng “vợt càng đắt thì càng tốt”. Thực tế thì điều này hoàn toàn không đúng.

Giá vợt bóng bàn không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chất liệu, chi phí gia công, chi phí quảng cáo, phí quyền thương hiệu…

Do đó, hãy tìm hiểu và lựa chọn một chiếc vợt thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình thay vì chỉ quan tâm đến giá cả của vợt.

3.3. Tin rằng vợt có độ nảy cao thì càng tốt

Vợt có độ nảy cao đôi khi sẽ “được cái chôn chân” đối với người chơi. Vợt có độ nảy quá cao khiến người chơi khó có thể kiểm soát bóng nếu không có đủ kỹ năng hoặc không muốn chủ động đánh.

>>> Click xem thêm 20+ mẫu máy bắn bóng bàn giúp bạn có thể tự tập luyện đánh bóng bàn nhanh nhất.

Vợt có độ nảy cao thì mặt vợt càng cứng, lúc này, người chơi có sự cảm nhận bóng thực sự tốt. Và tất nhiên, bạn có thể “tặng điểm” cho đối phương nếu không đáp ứng được những yêu cầu nói trên.

4. Kinh nghiệm mua vợt bóng bàn

Đừng vội vàng và không quyết định chỉ bằng cảm tính khi muốn mua một chiếc vợt bóng bàn. Điều này chắc chắn sẽ không giúp bạn sở hữu một chiếc vợt bóng bàn tốt nhất.

Thay vào đó, hãy nhờ sự trợ giúp của những người đã có kinh nghiệm mua vợt bóng bàn. Hoặc hãy nhanh chóng tìm hiểu những kinh nghiệm mua vợt bóng bàn dưới đây mà bạn có thể áp dụng.

4.1. Chú ý và kiểm tra độ phẳng của cốt vợt

Do cốt vợt bóng bàn được làm chủ yếu từ gỗ, chúng có thể bị cong hoặc gãy nứt trong quá trình vận chuyển. Do đó, bạn cần chú ý kiểm tra độ phẳng của cốt vợt.

Có một mẹo nhỏ để kiểm tra là đặt cốt vợt lên mặt kính hoặc mặt bàn phẳng. Khi quan sát, nếu cốt vợt bị bật lên hoặc chênh lệch, bạn không nên mua.

>>> Xem ngay cách vệ sinh và cách bảo quản vợt bóng bàn để vợt của bạn luôn có chất lượng tốt nhất khi chơi!

4.2. Đánh giá trọng lượng và độ dày của cốt vợt

Thông thường, trọng lượng và độ dày của cốt vợt phải có sự tương quan với nhau. Ví dụ, cốt nặng thì vợt dày, ngược lại, cốt nhẹ thì độ dày của cốt vợt sẽ mỏng hơn.

Nếu kiểm tra và phát hiện cốt vợt không đạt tiêu chuẩn này, đó có nghĩa là cốt vợt được sản xuất kém chất lượng. Hãy loại bỏ mẫu vợt này ngay.

Dưới phạm vi lỗi chuẩn, bạn nên chọn vợt có trọng lượng lớn và độ dày trong phạm vi nhà sản xuất đã khuyến nghị. Trong trường hợp cốt vợt quá nhẹ hoặc quá nặng so với sai số khuyến nghị ban đầu của nhà sản xuất, bạn cũng không nên mua.

5. Kết luận

Việc lựa chọn một cây vợt bóng bàn tốt và phù hợp nhất cho bản thân giúp bạn có những trải nghiệm tốt, cũng như thể hiện tốt nhất những kỹ năng cá nhân của mình. Do đó, hãy thật bình tĩnh, tìm hiểu, đánh giá và quan sát khi có ý định mua một chiếc vợt bóng bàn mới.

Hy vọng, những chia sẻ về kinh nghiệm và tư vấn mua vợt bóng bàn có thể giúp bạn tự tin và lựa chọn được cây vợt chính xác nhất cho bản thân.

Thể Thao Đông Á chúc bạn có nhiều sức khỏe và trải nghiệm vui vẻ khi chơi bóng bàn!

>>> Đến đây, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẫu vợt bóng bàn cao cấp khác nhau để có được một người bạn đồng hành hoàn hảo nhất!

Related Posts